Xu hướng phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam
Thị trường phụ liệu may mặc Việt Nam luôn biến đổi liên tục theo thời gian, đặc biệt sau những thỏa thuận thương mại quốc tế như gia nhập tổ chức kinh tế thế giới (WTO), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các hiệp định thương mại tự do (FTA). Những thay đổi đó là gì? Những doanh nghiệp nắm bắt sớm xu thế thương mại có lợi thế như thế nào trong việc đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu? Một vài lời khuyên về xu hướng được các chuyên gia nhận định như sau:
-
Ưu tiên nguồn cung trong nước:
Công nghệ sản xuất phụ liệu may mặc phát triển và năng lực sản xuất với giá thành cạnh tranh là lý do để ưu tiên nguồn cung cấp hàng trong nước. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may nội địa cũng như hàng xuất khẩu có xu hướng chọn nhà cung cấp phụ liệu trong nước để chủ động được nguồn cung và thời gian giao hàng. Thị trường Việt Nam có lợi thế lao động trẻ và nhân công rẻ là yếu tố giúp hàng sản xuất nội địa tăng sức cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu. Sản phẩm sợi vải của Việt Nam là ví dụ điển hình của việc nội địa hóa sản phẩm may mặc tỷ lệ đáp ứng nhu cầu trong nước tăng từ 40% giai đoạn 2007-2008 đến 70%.
2. Sự chọn lọc phụ liệu may dựa trên xu thế của thị trường:
Nguyên phụ liệu dệt may đóng vai trò then chót trong việc cập nhật xu hướng thị trường và định hình phong cách. Xu hướng thời trang luôn thay đổi vào rất nhiều vào thời điểm khác nhau với những biến hóa đa dạng. Thời trang công sở nam là ví dụ điển hình về việc biến đổi trong vòng gần 70 năm qua. Cụ thể áo Vest kiểu Mỹ màu nâu hoặc xanh đậm phối với áo choàng dài, mũ và caravat là trang phục công sở nam giới của Mỹ vào những năm 1950. Nam giới vào những năm 1960 dễ dàng bắt gặp với Vest cổ điển, áo sơ mi màu sặc sỡ với cổ cao và đứng. Những năm 1990 chứng kiến sự thay đổi nhanh nhất với trang phục nam giới với áo sơ mi và quần xám nâu hay olive, đồng thời độ dài tay áo sơ mi có phần ngắn hơn trước đó. Đây là những chuyển biến tích cực trong thời trang công sở, tạo sự thoải mái, bớt đi sự gò bó, cứng nhắc trước đó. Thời trang công sở nam nói riêng cũng như thời trang nói chung có sự thay đổi không ngừng nghỉ với xu hướng đơn giản hóa. Chúng ta có thể thấy và sử dụng phong cách khác hoàn toàn so với xu hướng trong lịch sử.
3. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước:
Sự liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp cung ứng phụ liệu may với nhà máy may gia công rất quan trọng trong việc đảm bảo chuỗi cung nguyên liệu trong nước. Trên thực tế, sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước trong ngành may mặc trước đây còn chưa cao. Tuy nhiên, tình hình có thể được cải thiện bằng cách quảng cáo, marketing mở rộng thị trường và đặc biệt là khả năng đáp ứng được nhu cầu về chất lượng và thiết kế giữa các doanh nghiệp, giúp họ hợp tác và liên kết chặt chẽ với nhau hơn.
Ngoài những yếu tố trên, vấn đề doanh nghiệp dệt may được đảm bảo phát triển bền vững và đáp ứng lợi nhuận mà không ảnh hưởng đến môi trường và đảm bảo sức khỏe người lao động bằng cách tập trung vào nhiều khâu như trồng bông, kéo sợi đến may mặc.