top of page

Các loại sản phẩm trong ngành phụ liệu may mặc chi tiết

Với xu hướng thời trang phát triển ngày nay, nhu cầu về thiết kế, may mặc thời trang để đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu rất lớn và ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng. Ngoài sự đòi hỏi về nâng cao tay nghề gia công trang phục, thị trường phụ liệu may trong nước cần phải nâng cao kĩ thuật, thẩm mĩ và chất lượng để phù hợp với yêu cầu thị trường nước ngoài khó tính nhất. Với xu hướng nội địa hóa sản phẩm may mặc, hiện nay ở thị trường Việt Nam có rất nhiều mẫu mã, kích cỡ và chủng loại. Công ty phụ liệu may Đông Nam IK xin chia sẻ thông tin, kinh nghiệm của chúng tôi về tên gọi và công dụng của từng phụ liệu trong ngành dệt may.

 

  1. Chỉ may:

Là nguyên liệu chính và không thể thiếu trong quá trình tạo ra nhiều trang phục thời trang. Đường kính, kích cỡ và màu sắc của chỉ may là yếu tố then chốt để quyết định độ bền, thiết kế và thẩm mĩ của nhiều loại trang phục khác nhau. Chỉ để may áo thun sẽ khác với chỉ may quần Jean, chỉ màu đỏ để may áo đỏ, đôi khi loại chỉ nổi bật được lựa chọn để tạo điểm nhấn khiến sản phẩm trông bắt mắt, khỏe khoắn và nổi bật hơn.

 

Chất lượng của chỉ may được quyết định bởi độ bền (tính dễ đứt) của sợi chỉ may), độ đàn hồi (co dãn), độ bền màu và độ đồng đều của chỉ may. Có 4 loại chỉ may phổ biến và 2 loại ít thông dụng hơn trong ngành may mặc là:

  • Chỉ Cotton: Có độ mềm, ít ma sát, độ bền không quá cao, dễ may nhưng có xu hướng co lại khi giặt, hấp, nhuộm và không chịu được co giãn liên tục nên chỉ cotton không phù hợp với vải dệt kim.

  • Chỉ Polyester: Đây được xem là loại chỉ được sử dụng phổ biến nhất trong ngành dệt may với độ bền cao, dễ thao tác, chịu được co dãn và đàn hồi tốt, sử dụng được cho cả máy may công suất lớn, có khả năng chống mục, chống góa chất, kháng nấm mốc tốt. Cấu trúc chủng loại phong phú, có sợi chỉ xe đơn, xe kép, bọc lõi, ….

  • Chỉ PE: Độ bền cao, độ mài mòn của sợi chỉ cho phép tạo đường may bền, chắc, chịu nhiệt tốt, được sử dụng tương đối nhiều trong ngành may mặc.

  • Chỉ tơ tằm: Rất đàn hồi, rất bền, bóng đẹp, sang trọng, được sử dụng cho những sản phẩm may mặc sang trọng, len, lụa tơ tằm, có thể khâu tay hoặc dùng máy.

  • Chỉ Rayon: Có độ bền cao nhưng độ bền màu dưới nắng lại không cao, có khả năng chống cháy.

  • Chỉ bọc lõi: Độ bền tuyệt hảo, độ vững chắc, rai của sợi chỉ rất cao, khả năng chịu nhiệt tốt giúp đường may chịu được nhiệt, được sử dụng nhiều trong ngành may mặc thời trang.  

 

      2. Vải may:

Tương tự như chỉ may, vải may được sản xuất với nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau và là nguyên liệu không thể thiếu trong ngành dệt may Việt Nam. Trên thị trường phụ liệu may mặc Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại vải may với nhiều chủng loại, chất lượng và kích cỡ khác nhau. Hãy để phụ liệu may Đông Nam IK giúp bạn phân loại từng loại vải phổ biến nhất trên thị trường hiện nay và nhận xét về từng loại sản phẩm để bạn dễ dàng lựa chọn được chủng loại phù hợp nhất.

  • Vải Cotton: loại vải được sử dụng trong phần lớn trang phục với ưu điểm dễ dành thích nghi với vóc dáng người mặc và mội trường khác nhau. Thành phần chính của vải là Xenlulô mềm mịn, đàn hồi tốt, giảm nhiệt, có độ bền cao, giặt nhanh khô và mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Vải Cotton thấm hút mồ hôi rất tốt, thường được dùng trong may mặc trang phục thể thao. Tuy nhiên, vải Cotton thường khá cứng, thường chỉ thích hợp chon nam giới. Nhược điểm này được khắc phục bằng cách pha thêm sợi Spandex vào để trang phục có tính mềm mại hơn. Do vải Cotton có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên nên giá thành của những trang phục Cotton khá cao, không thích hợp với tất cả mọi người.

Vải Cotton được chia làm 5 loại – Vải Cotton thun, vải Cotton trơn, vải Cotton thun 2 chiều, vải Cotton thun 4 chiều và Cotton Spandex.

  • Vải Kaki: Có độ bền cao được làm từ Cotton hoặc sợi tổng hợp dệt chéo. Vải Kaki có độ cứng và dày hơn các loại vải khác nên được sử dụng để may đồng phục công sở, đồng phục bảo hộ lao động. Ít nhăn, dễ giặt, bền, giữ màu tốt và tương đối thoáng mát là ưu điểm chính của vải Kaki. Vải Kaki có 2 loại: Kaki Thun (có độ co giãn tốt) và Kaki không thun sản xuất bởi công nghệ tiên tiến và hiện đại. Vải Kaki thun mặc dù tương đối dày nhưng tạo cho người mặc cảm giác thoải mái, mát mẻ. Vải Kaki không thun tuy khá cứng nhưng ít bị nhăn, rất thích hợp để may trang phục cho nam giới. Chất liệu vải Kaki không thun này chuyên dùng để may các mẫu quần âu nam, đề cao sự lịch lãm, sang trọng, gọn gàng của phái mạnh và phù hợp với môi trường công sở. Ngoài ra còn có vải Kaki Cotton với ưu điểm tạo sự thoáng mát, dễ chịu cho người mặc và Kaki Polyester với khả năng hút ẩm cực thấp, chống cháy và không hề bị co giãn sợi vải mặc dù trải qua rất nhiều lần giặt.

  • Vải Kate: Có nguồn gốc từ sợi TC – là sợi pha giữa Cotton và Polyester. Một số loại vải Kate được xếp hạng từ thấp đến cao theo chất lượng và giá thành – Vải Kate Korea, vải Kate Silk, vải Kate Polin, vải Kate Mỹ, vãi Kate Ý, vải Kate thun, vải Kate không thun…..

  • Vải Jean: Là loại vải bông thô, được dệt từ 2 sợi cùng màu và hoàn toàn từ Cotton. Vải Jean nổi tiếng với sự bền bỉ cao, cách nhiệt tốt và ứng dụng trong trang phục của mọi tầng lớp nghề nghiệp trong xã hội. Quần Jean không cần phải giặt thường xuyên, kiểu dáng mộc mạc, giản dị, tinh tế dành chon am và nữ trong cuộc sống đời thường.

  • Vải Denim: Có nguồn gốc lịch sử lâu đời nhất thế giới. Vải Denim có bề mặt khá thô, được dệt từ 1 sợi màu và 1 sợi trắng. Vải Denim được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như may bọc ghế, màn cửa, vải bạt và may trang phục. Nhiều hãng quần Jean nổi tiếng sử dụng loại vải này như Levis’s, Hilfinger, Adidas. Khác với Jean, Denim được dệt bằng sợi Cotton, tuy nhiên, tính co lại và nếp nhăn được giảm khi pha trộn với Polyester.

  • Vải nỉ: Thường được dùng để may quần áo lạnh mùa đông, đặc điểm được bao phủ bởi một lớp lông ngắn và mượt, tạo cảm giác vô cùng mềm mại và ấm áp và ít thấm nước. Vải nỉ rất đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, họa tiết nên cũng được ưu tiên sử dụng trong các sản phẩm thời trang, phù hợp mọi lứa tuổi.

  • Vải len: Là loại vải xuất hiện khá phổ biến trên thị trường Việt Nam với khả năng giữ ấm tốt của nó trong mùa đông. Vải len chủ yếu được sản xuất từ các loại lông động vật như lông cừu, lạc đà, dê …. Vải len không nhăn và hút ẩm rất tốt và ứng dụng rộng rãi để may trang phục giữ ấm như áo khoác, áo len.

  • Vải thô: Là loại vải được dệt từ sợi thiên nhiên như bông, gai, có độ co giãn 4 chiều, bề mặt vải mịn, mát, nếu nhìn kỹ sẽ thấy có lợp sợi bông nhẹ, mặt vải thấm nước nhanh, phổ biến cho thời trang mùa hè. Vải thô thường được dùng để may quần cho nam, nữ. Có 2 loại vải thô – thô lụa và thô mộc. Vải thô lụa là loại vải thô mềm, giống vải lanh nhưng mềm hơn. Những sản phẩm thô lụa mang đến vẻ đẹp tinh tế, thanh lịch và nhẹ nhàng. Vải thô mộc thường cứng, thường được dùng để may áo sơ mi. Vải thô mộc có 2 loại là thô dày và thô mỏng.

  • Vải voan: Có nguồn gốc từ sợi tổng hợp nhân tạo, tuy nhiên vải có độ mềm mại, nhẹ nhàng và tạo cho người mặc cảm giác thoải mái. Vải voan chủ yếu được dùng để may sơ mi nữ công sở. Một số lưu ý khi lựa chọn vải voan để may áo sơ mi – chọn vải có độ mỏng vừa phải, màu sắc trang nhã, không nên chọn vải quá mỏng, vải trong suốt. Vải voan khá đơn giản và dễ dạng tạo ra các kiểu nếp gấp, xếp li, thường được sử dụng cho các trang phục thời trang như váy, đầm, khăn choàng đầu cô dâu, khan che mũ và rèm cửa.

  • Vải lanh (Linen): Được làm từ cây lanh với ưu điểm nhẹ, bền, thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác mát mẻ cho người mặc. Đây là loại vải có giá trị cao để mặc vào mùa hè vì cần rất nhiều thời gian và công sức để sản xuất loại vải này. Tuy nhiên, đàn hồi kém, dễ bay màu khi giặt bằng chất tẩy rửa mạnh và rất dễ nhăn là nhược điểm lớn nhất của vải lanh. Các loại vải lanh trên thị trường hiện nay như vải lanh Damask, vải lanh Nhật Bản, vải lanh Bỉ, vải lanh thủy tinh (Glass Towenling), vải lanh tấm lớn (Sheeting Linen) và vải lanh mắt chim (Bird’s eye Linen).

  • Vải đũi: Có chất liệu gần giống với vải thô nhưng mềm và mịn hơn. Vải đũi được dệt từ sợi và nhuộm bằng mặt trái nên những sản phẩm từ vải đũi rất tự nhiên, mộc mạc. Vải đũi không bám dính vào người cũng không gây ra sự thô ráp khó chịu nên có thể dùng vải đũi để may quần hoặc váy. Có ba loại vải đũi phổ biến hiện nay như vải đũi thô với chất liệu mặc mềm mịn và thoáng mát, vãi đũi xước thoáng khí và có độ bền ổn định nên được tin dùng khá nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt vải đũi thêu hoa sở hữu mọi đặc tính tự nhiên của loại vải đũi thông thường, có tính thẩm mỹ và được sử dụng trong việc thiết kế nhiều trang phục khác nhau. Ngoài ra vải đũi còn có các loại vải đũi mềm, vải đũi Thái, vải đũi Nhật, vải đũi Cotton ....

  • Vải lụa tự nhiên: được lấy từ kén của con tằm, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Vải lụa tự nhiên nổi bật với khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt vào mùa hè và giữ nhiệt tốt vào mùa đông, vì vậy vải lụa được may cho cả trang phục mùa hè lẫn mùa đông như: áo cưới, váy, áo sơ mi, Pijama, đầm, áo choàng …. Vải lụa đa dạng về mẫu mã, được chia làm nhiều dạng khác nhau như vải lụa Twill, vải lụa Satin, lụa hai da (Twist Silk), lụa Gấm Jacquard, vải lụa Taffeta, vải lụa Organza, vải lụa Damask và vải lụa Tussah.

  • Vải 100% PE (Nylon): Là loại vải có tính bền, dai, mềm, bóng mượt, nhanh khô, ít thấm nước. Đây là chất liệu vải được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp may mặc và dần thay thế cho các loại vải dệt thủ công bởi vì vải dệt thủ công có ít thành phẩm, màu sắc đơn điệu, còn vải Nylon có màu sắc đa dạng, giá thành thấp và ít bị nhăn. Tuy nhiên, hút ẩm kém và nóng là 2 nhược điểm của vải Nylon.

  • Vải Chiffon: Là loại vải có chất liệu mỏng, nhẹ nên được nhiều người ưa chuộng. Chiffon thường được sử dụng để may áo sơ mi, váy, đầm vì nó tạo ra dáng vẻ nhẹ nhàng, thanh lịch cho người mặc. Chiffon khá nhạy cảm với các chất tẩy rửa mạnh, vì vậy chỉ nên giặt tay với dầu gội đầu.

      3. Vật liệu cài:

Vật liệu cài bao gồm nút, khuy, dây kéo làm từ chất liệu kim loại (sắt, nhôm), gỗ, nhựa. Nút và dây kéo được ứng dụng rộng rãi trong thời trang như áo thun, áo sơ mi, quần jeans, áo khoác, ba lô.

 

Nút áo có tác dụng đóng, mở trang phục hoặc để trang trí với nhiều hình dáng, kích thước, màu sắc khác nhau. Phụ liệu nút đa dạng chủng loại tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng khác nhau. Các dạng nút phổ biến đang được bán trên thị trường Việt Nam bao gồm:

  • Nút bọc vải

  • Nút kim loại

  • Nút ABS

  • Nút áo khoác

  • Nút bấm

  • Nút chặn nhựa

  • Nút 4 thành phần

  • Nút đính đá

  • Nút nhựa

  • Nút áo kiểu

  • Nút áo gáo dừa

  • Nút áo vỏ sò

Dây kéo có cấu tạo từ 2 mảnh vải được kết dính với nhau bởi 2 hàng rang cưa, mỗi hàng là hàng chục đến hàng tram chiếc rang được thiết kế đặc biệt làm từ nhựa hoặc kim loại. Dây kéo được di chuyển bắng cách di chuyển thân đầu kéo bằng tay. Phần phía trong con trượt là rãnh được thiết kế với dạng chữ Y để đưa các răng vào khớp hay tách hai dãy răng đối diện. Có 3 dạng dây kéo chính trên thị trường Việt Nam hiện nay bao gồm:

  • Dây kéo chìm (Invisible Zipper) – hay còn được gọi là dây kéo Nylon, dây kéo giọt nước, dây Coil, dây Polyester. Dây kéo chìm được che bởi 2 mép vải trùng màu với trang phục, không nhìn thấy khi may lên sản phẩm. Răng dây kéo được sản xuất từ sợi cước (sợi Mono). Dây kéo có nhiều kích cỡ khác nhau như #3, #5, #8, #10, thường được biết tới với tên gọi răng kéo số 3, số 5, số 8, số 10. Dây kéo chìm được sử dụng nhiều trong các sản phẩm thời trang như đầm, váy dạ hội.

  • Dây kéo 2 đầu (Two-way Zipper) – Hay còn được biết đến là dây kéo phao, sử dụng cơ chế hộp và gim để cài hai phía của dây kéo. Dây kéo có cấu tạo 2 đầu, 1 đầu mở và 1 đầu đóng. Dây kéo 2 đầu thường được sử dụng để may áo khoác, ba lô, va li, túi xách.

  • Dây kéo ngược (Reversible Zipper)

  • Dây kéo thường (Regular Zipper) – Là loại dây kéo được đóng bằng cách kéo về một phía và mở theo hướng ngược lại. Dây kéo thường được làm từ kim loại hoặc nhựa với đặc trưng các răng làm từ chất liệu tương ứng. Đây là loại dây kéo thông dụng nhất trên thị trường hiện nay và xuất hiện rất nhiều trên các sản phẩm may mặc như ba lô, túi xách, áo quần.

Dây kéo có công dụng tuyệt vời đối với nhiều sản phẩm may mặc, giúp chúng trở nên tiện lợi và thẩm mỹ hơn. Dây kéo kết nối 2 phần của một sản phẩm may mặc, mở rộng diện tích sử dụng, từ đó đem lại nhiều ý tưởng trong việc thiết kế nhiều sản phẩm thời trang. Công nghệ nhuộm hiện nay cho phép nhuộm dây kéo thành nhiều màu sắc khác nhau và dùng để trang trí cho những thiết kế thời trang mới nhất. Dây kéo chất lượng cao là loại sản phẩm có độ bền màu sắc, khít, chắc chắn, đảm bảo các chỉ số độc hại như chì, Nickel, hóa chất khi nhuộm không ảnh hưởng đến người sử dụng và gây dị ứng da. Ngoài ra, chất lượng của dây kéo còn phụ thuộc vào độ mòn của con trượt sau một thời gian sử dụng có thể gây trật dây kéo. Tuy dây kéo có giá thành thấp, nếu chúng bị hỏng thì quần áo sẽ không sử dụng được.

 

Hiện nay Phụ liệu may Đông Nam IK chúng tôi đang kinh doanh nhiều mặt hàng nút và dây kéo với đầy đủ chủng loại và kích cỡ. Với hơn 17 năm kinh nghiệm cung cấp sản phẩm cho những thị trường xuất khẩu khó tính như Mỹ, Canada, châu Âu, chúng tôi cam kết khách hàng sẽ có chất lượng sản phẩm cũng như quy cách phục vụ một cách tốt nhất.

       4. Phụ liệu may từ kim loại và nhựa:

Nhiều kim loại như sắt, nhôm, đồng được sử dụng rộng rãi trong ngành dệt may với các sản phẩm như móc cài áo (Hook & Eyes), móc cài quần (Hook & Bar), mắt cáo (Eyelet), đinh tán (Rivet), khóa nịt (Buckle), kẹp kim loại (Metal Clip) và lò xo (Springs). Tùy thuộc vào thiết kế mẫu mã và nhu cầu, những phụ liệu may kim loại được xi thành nhiều màu sắc khác nhau. Công nghệ xi mạ cũng đa dạng như mạ Vàng, mạ đồng, mạ Nikel và xi mạ Chrome.

Bên cạnh phụ liệu may làm từ kim loại, nhựa cũng là chất liệu được sử dụng để sản xuất phụ liệu may mặc. Những phụ liệu may nhựa bao gồm long đền (Washer), xương cổ áo (Palem), kẹp nhựa (Plastic Clip).

Chi tiết, long đền hay vòng đệm là chi tiết đóng vai trò trung gian giữa các đai ốc và thiết bị ghép nối trong mối ghép bằng vít để khi siết chặt đai ốc không làm hỏng và ảnh hưởng đến bề mặt vải của trang phục. Tùy theo nhu cầu của khách hàng, phụ liệu  có thể sản xuất tất cả các loại lông đền với đường kính trong, đường kính ngoài và độ dày khác nhau. Xương cổ áo (Palem) được làm từ nhựa PET (Polyethylene Terephthalate). Nhựa PET có độ bền cơ học cao, tính bôi trơn, chống mài mòn, cách điện và chịu nén ép. Nhựa PET còn có hệ số ma sát thấp và ổn định hơn so với nhựa PA (Polyamide), kích thước ổn định so với nhựa POM (Polyoxymethylene). Nhựa PET đặc biệt có độ trơ lỳ, thích hợp cho việc tiếp xúc trực tiếp với da và ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp may mặc như xương cổ áo (Palem), nhãn mác nhựa, kẹp nhựa.

      5. Dây dệt, dây thun các loại:

Dây dệt và dây thun được ứng dụng rộng rãi trong ngành may mặc, túi xách, ba lô, giày dép. Chất lượng của dây dệt và dây thun phụ thuộc chủ yếu vào độ co dãn đàn hồi của sản phẩm, tính bền của màu nhuộm và không ra màu nhiều khi giặt. Chất liệu của dây dệt đa dạng như Cotton, Poly hoặc mút.

Hiện tại công ty Phụ liệu may Đông Nam IK chúng tôi nhận gia công các sản phẩm dây dệt, dây thun các loại với kích cỡ, màu sắc khác nhau tùy theo nhu cầu từng khách hàng với giá cạnh tranh nhất. Các sản phẩm của chúng tôi đa dạng về chủng loại và mẫu mã như:

  • Dây dệt trang trí

  • Dây Clear/ Satin/ Cotton

  • Dây dệt

  • Dây Grossgrain

  • Dây cao su

  • Thun bản (thun dẹp)

  • Thun chỉ

  • Thun tròn

  • Dây thun dệt thoi

  • Dây thun dệt kim

  • Thun đai

  • Dây luồn

  • Dây xương cá

  • Dây đai dẹt

  • Dây viền

 

      6. Nhãn mác các loại:

Công đoạn gia công trang phục may mặc được hoàn tất bằng việc thêu, dệt nhãn mác cung cấp thông tin theo yêu cầu khách hàng về tên công ty hoặc xưởng gia công, xuất xứ, logo, thành phần vải, hướng dẫn quy cách giặt ủi. Trang phục may mặc hiện nay được đa dạng hóa với vô số chủng loại, mẫu mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu thời trang và thẩm mỹ của từng người. Do đó, nhãn mác đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá thông tin của nhà cung cấp đến người sử dụng để xây dựng thương hiệu cho riêng mình.

Hiện tại trên thị trường phụ liệu may Việt Nam có nhiều loại nhãn mác khác nhau như:

  • Tem size, tem số - thường được gắn trên cổ, sườn, kẹp, gập hay treo. Sản phẩm được sản xuất từ vải lụa Satin, vải giấy, vải Nylon, vải Cotton.

  • Nhãn mác hướng dẫn – thường được in bằng vải Nylon chỉ dẫn cách sử dụng sản phẩm. Độ bền cao là ưu thế lớn nhất của chất liệu Nylon.

  • Nhãn mác sườn – được may trên cạnh trái của áo và có thông tin của nhà sản xuất hoặc xưởng gia công đến người tiêu dùng. Thông tin có thể là mã QR Code, kích cỡ, ngày sản xuất, nguồn gốc xuất xứ, thông tin nguyên liệu. Nhãn mác sườn được làm bằng vải Satin, Cotton hoặc Taffeta bằng phương pháp dệt và in.

  • Thẻ tag (thẻ bài) – Được làm từ giấy Kraft, giấy bìa bóng, chất liệu bìa cứng trắng đẹp, giấy bồi dán nhiều lớp. Sản phẩm có thể được cán phủ màng Nylon bóng hoặc mờ để tang tính thẩm mỹ. Thẻ bài tạo điểm nhấn cho sản phẩm, thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.

  • Satin, Cotton và Nylon là hai chất liệu được sử dụng phổ biến nhất cho nhãn vải. Nhãn vải Satin bóng mịn, mềm mại, thường dùng cho quần áo, đồ lót, thương hiệu cao cấp. Nhãn vải Satin cắt thẳng và không có nếp gấp, được khâu lại trên cả 4 mặt. Có hai loại Satin chính làm nên nhãn hiệu quần áo là Satin thường và Satin hàm biên.

  • Nhãn vải Cotton bông hữu cơ mềm, dễ làm sạch là sản phẩm lý tưởng cho sản phẩm may mặc, tạo cảm giác mềm mại, có thê được dùng cho quần áo thời trang của các thương hiệu cao cấp tương tự như nhãn vải Satin. Ngoài ra còn có in tem nhãn trên vải lụa, in tem nhãn trên vải lụa Polyester.

  • Nhãn vải Nylon với thành phần chính là Polymer, thường có màu trắng, in hướng dẫn sử dụng, thành phần, lưu ý.

Công ty Đông Nam IK chúng tôi nhận gia công tất cả nhãn mác theo mẫu mã và yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm của chúng tôi có chất lượng cao, mềm mại, không gây ngứa hay dị ứng cho da. Ngoài ra, khách hàng còn có thể lựa chọn và sử dụng các mẫu thiết kế nhãn có sẵn của chúng tôi và sau đó đơn giản thêm thông tin mong muốn vào lựa chọn có sẵn đó, chọn một nền vải và màu mực.

      7. Phụ liệu đóng gói:

Sau khi trang phục thời trang được sản xuất xong, công đoạn đóng gói được triển khai trước khi xuất kho. Do đó, phụ liệu đóng gói bao gồm trùm móc (Hanger Covering), gói hút ẩm (Silica Gel), kẹp nhựa (Plastic Clip), dây rút (Bundle String), dây treo nhãn (String Pin), dây bắn mạc (Tag Pin), bìa cứng (Cardboard) và in trên giấy Tissue đóng vai trò quan trọng trong công đoạn này. Gói hút ẩm (Silica Gel) đảm bảo cho phụ liệu may không bị ảnh hưởng bởi không khí ẩm mốc sau khi đóng vào gói để giữ được độ ổn định của chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng. Về mặt kĩ thuật, hạt hút ẩm là những hạt có khả năng hút nước trong điều kiện bình thường, có nguyên liệu từ SiO2, nH2O (n<2), Canxi Clorua (CaCl2) và một số hóa chất khác. Hạt hút ẩm thường có đường kính từ 1-5mm, được đóng thành những gói có khối lượng khác nhau từ 1,1 – 150 gram hoặc lớn hơn. Các loại hạt hút ẩm chính hiện nay trên thị trường là hạt hút ẩm màu trắng và màu xanh. Ngoài ra còn có hạt hút ẩm Clay Active và bột muối (Canxi Clurua). Các sản phẩm hạt hút ẩm không thể ăn được nên vui lòng để xa tầm tay trẻ em.

  • Hạt hút ẩm trắng: Có màu sắc trắng như tên gọi, không thay đổi màu sắc và biến thể khi no nước, không độc hại (thành phần không có chất DMF và Cobalt). Hạt đặc biệt có giá thành rất rẻ (1/3 hạt xanh) nên thường được nhiều nhà sản xuất và xuất khẩu sử dụng để giảm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp. Hạt có tính hút ẩm 30-40% khối lượng hạt, yếu tố này còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Hạt có thể được đóng gói khối lượng từ 1,1 – 10 gram tùy theo yêu cầu của khách hàng. Kích cỡ và khối lượng gói sản phẩm có thể được điều chỉnh theo số lượng đặt hàng tối thiểu của công ty.

  • Hạt hút ẩm màu xanh: Xanh nước biển, kích thước nhỏ, đổi màu và không biến thể khi đã ngậm no nước. Tuy nhiên, sản phẩm có tính độc hại (có chứa Cobalt), giá thành cao. Hạt hút ẩm xanh chủ yếu được sử dụng với số lượng nhỏ hoặc trộn chung với hạt trắng trong gói hút ẩm. Hạt hút ẩm xanh có thể hút nước 30-40% khối lượng hạt (tùy thuộc vào môi trường xung quanh). Hạt có thể được đóng gói khối lượng từ 1,1 – 10 gram tùy theo yêu cầu của khách hàng. Kích cỡ và khối lượng gói sản phẩm có thể được điều chỉnh theo số lượng đặt hàng tối thiểu của công ty.

  • Hạt hút ẩm Clay Active: Hạt màu nâu, kích thước nhỏ, không bị đổi màu và tạo ra biến thể khi ngậm no nước. Thành phần chính của hạt hút ẩm Clay Active là đất sét nên chúng lành tính (không độc hại) và giá thành tương đối rẻ. Hạt hút ẩm Clay Active có thể hút nước 30-40% khối lượng hạt, tùy vào điều kiện môi trường xung quanh.

  • Gói hút ẩm bột muối (Canxi Clorua): Bột mịn màu trắng sữa, không bị đổi màu khi ngậm no nước, không có tính độc hại, có biến thể khi ngậm no nước. Ưu điểm của loại sản phẩm này có tính hút ẩm cao nhất (từ 40-60%) khối lượng bột (tùy theo độ ẩm môi trường xung quanh. Tuy nhiên, sản phẩm này có giá thành cao nhất trong các loại chất hút ẩm. Kích cỡ và khối lượng gói sản phẩm có thể được điều chỉnh theo số lượng đặt hàng tối thiểu của công ty.

Tiếp theo, kẹp nhựa (Plastic Clip) là phụ kiện không thể thiếu giúp cố định áo sơ mi vào miếng bìa cứng để giữ cho áo không bị nhăn trong quá trình đóng gói. Có 16 mẫu kẹp nhựa phổ biến trên thị trường hiện nay với màu trong và trắng đục, ngoài ra phụ liệu may Đông Nam IK chúng tôi còn cung cấp thêm loại kẹp dạng khoen tròn:

  • Kẹp nhựa số 1: Chiều dài – 45mm; Bản rộng – 5mm; 1200 SP/kg

  • Kẹp nhựa số 2: Chiều dài – 42mm; Bản rộng – 5mm; 1350 SP/kg

  • Kẹp nhựa số 3: Chiều dài – 39mm; Bản rộng – 3mm; 2500 SP/kg

  • Kẹp nhựa số 4: Chiều dài – 40mm; Bản rộng – 3mm; 1730 SP/kg

  • Kẹp nhựa số 5: Chiều dài – 38mm; Bản rộng – 2,5mm; 2300 SP/kg

  • Kẹp nhựa số 6: Chiều dài – 40mm; Bản rộng – 4mm; 1430 SP/kg

  • Kẹp nhựa số 7: Chiều dài – 50mm; Bản rộng – 6mm; 740 SP/kg

  • Kẹp nhựa số 8: Chiều dài – 42mm; Bản rộng – 6mm; 1350 SP/kg

  • Kẹp nhựa số 9: Chiều dài – 37mm; Bản rộng – 4mm; 1760 SP/kg

  • Kẹp nhựa số 10: Chiều dài – 35mm; Bản rộng – 20mm; 1250 SP/kg

  • Kẹp nhựa số 11: Chiều dài – 35mm; Bản rộng – 20mm; 1110 SP/kg

  • Kẹp nhựa số 12: Chiều dài – 35mm; Bản rộng – 20mm; 1040 SP/kg

  • Kẹp nhựa số 13: Chiều dài – 35mm; Bản rộng – 3mm; 2700 SP/kg

  • Kẹp nhựa số 15: Chiều dài – 37mm; Bản rộng – 3mm; 2300 SP/kg

  • Kẹp nhựa số 19: Chiều dài – 35mm; Bản rộng – 20mm; 1130 SP/kg

  • Kẹp nhựa số 20: Chiều dài – 35mm; Bản rộng – 16mm; 1600 SP/kg

Dây treo nhãn (String Pin) – Còn được gọi là đạn xỏ hay ti xỏ có thiết kế đầu vuông, tròn hoặc nhọn. Dây có chiều dài tương ứng 76mm, 127mm, 178mm, 229mm và 305mm. Dây treo nhãn chủ yếu có màu trắng, đen, xanh lá, xanh dương. Dây treo nhãn hiệu Saga, STD

Dây bắn mạc (Tag Pin) – Hay còn được gọi là đạn bắn, ti bắn tiêu chuẩn hoặc ti bắn nhuyễn. Kích thước của sản phẩm đa dạng như 5mm, 7mm, 9mm, 11mm, 13mm, 15mm, 50mm, 65mm, 75mm, 125mm. Dây bắn mạc có màu chủ đạo trắng và đen.

Súng bắn ti có 2 loại súng tiêu chuẩn và súng bắn ti ngắn. Súng có hiệu Saga

Giấy bìa cứng (Cardboard) hay còn được gọi là giấy bìa lưng, giấy cứng, giấy rập lưng trong công nghiệp may mặc. Loại giấy bìa cứng trong ngành may mặc được dùng để làm bìa lưng cho quần áo để giữ quần áo thẳng, đa số là các loại giấy Duplex, Ivory hay Bristol tùy theo yêu cầu của từng loại sản phẩm khác nhau. Giấy bìa cứng không những có được dùng dể giữ áo gấp theo đúng kích thước và khôn mẫu, sản phẩm này còn được ứng dụng để giúp hút ẩm trang phục trong quá trình đóng gói và vận chuyển. Giấy bìa cứng đóng vai trò quan trọng giúp cho quần áo không bị ẩm móc trong quá trình vận chuyển trong khoảng thời gian dài. Giấy bìa cứng có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau theo quy cách của từng nhà sản xuất trong ngành công nghiệp may mặc như bìa lưng bo góc, bìa cổ lồi, bìa cổ lõm hoặc bìa hình xương cá. Màu sắc của giấy cardboard có thể phụ thuộc vào yêu cầu của nhà sản xuất may mặc như vàng, xám, trắng, ngà hoặc hơi tối. Độ dày của giấy bìa cứng được đảm bảo nghiêm ngặt 1mm, 2.1mm, 2.3mm, 2.5mm, 3mm, 3.5mm, 4mm. Có bốn lưu ý khi chọn nhà cung cấp giấy bìa cứng cardboard trong quá trình lựa chọn và đặt hàng sản phẩm:

  • Gía thành: Giúp cho việc giảm giá thành sản phẩm để tang tỷ suất lợi nhuận.

  • Chất lượng: Nên chọn nhà cung cấp uy tín để giảm những rủi ro trong quá trình sản xuất. Giấy kém chất lượng sẽ có mùi hôi hoặc ẩm mốc sẽ ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng quần áo, sẽ ám mùi hôi và móc lên quần áo

  • Kích thước và quy cách: Việc sản xuất chính xác kích cỡ sẽ giúp giảm rủi ro, hao hụt sản phẩm. Đồng thời kích thước chính xác thuận tiện cho việc đóng gói nhanh gọn.

  • Giấy mềm mịn: Giảm độ ma sát sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và sự cố rách, hư trong quá trình vận chuyển và đóng gói.

 

     8. Phụ kiện trang trí:

Ngoài bảy nhóm phụ liệu may mặc phía trên, rất nhiều loại phụ kiện thời trang khác xuất hiện trên thị trường Việt Nam với kích cỡ, thiết kế đa dạng và phong phú. Công dụng lớn nhất của phụ kiện trang trí để làm đẹp, tăng tính thẩm mỹ, thu hút sự chú ý của khách hàng và tăng doanh số bán hàng của trang phục thời trang. Nhóm phụ kiện trang trí bao gồm:

  • Ren

  • Dây xích trang trí

  • Hạt cườm

  • Hạt pha lê

  • Ngọc trai

bottom of page